QTU - Trường Đại học Quang Trung

Trường Đại học Quang Trung

Quang Trung university

  • 327 Đào Tấn, Quy Nhơn
  • (0256) 2210 687
  • phongdtts@qtu.edu.vn

Chương trình đào tạo lớp K15.XD.C1.01

Thứ hai - 30/11/2020 10:04
Sinh viên lớp K15.XD.C1.01 xem chương trình đào tạo chi tiết dưới đây:
Chương trình đào tạo lớp K15.XD.C1.01
ctdt lien thong cd dh 1
1. Mục tiêu chung
      Mục tiêu trọng điểm của ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng - chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có kiến thức khoa học cơ bản vững vàng, có năng lực chuyên môn, có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và thi công các công trình xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
      Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Tổ quốc, thực sự yêu nghề, có năng lực tổ chức, nắm vững và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, có tiềm năng để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, áp dụng vào điều kiện thực tế của đất nước, góp phần đưa khoa học công nghệ Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp của Việt Nam đạt trình độ các nước trong khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kiến thức
      Sau khi tốt nghiệp, người kỹ sư xây dựng có đủ trình độ lý thuyết và thực hành của chuyên ngành đào tạo:
      - Có khả năng thiết kế các công trình Xây dựng Dân dụng – Công nghiệp.
      - Tư vấn đầu tư xây dựng công trình: Lập đề cương khảo sát, thiết kế; tiến hành khảo sát, thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập bản vẽ thi công, lập dự toán và tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và giám sát thi công các công trình xây dựng.
      - Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: lập thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát chủ đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
      - Thành thạo trong đo đạc, kiểm tra, thí nghiệm và xử lý được số liệu trong công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cơ học địa kỹ thuật, công tác trắc địa.
      - Triển khai thi công xây dựng công trình: Lập hồ sơ dự thầu, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, lập hồ sơ bản vẽ hoàn công và làm các thủ tục thanh quyết toán công trình.
      - Phát hiện, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý kỹ thuật các công trình xây dựng.
      - Nhận diện, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý các hư hỏng trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
      - Vận dụng các công nghệ mới vào thi công xây lắp các công trình và đề xuất các giải pháp mới, đảm bảo được các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ và thân thiện với môi trường.
2.2. Kỹ năng
      Kỹ năng nghề nghiệp
      - Sau khi tốt nghiệp, người kỹ sư xây dựng có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của xã hội:
      -Thành thạo kỹ năng: đọc bản vẽ, trình bày, sắp xếp nội dung hồ sơ công trình.
      -Kỹ năng thao tác sử dụng máy móc, trang thiết bị trong khảo sát, thi công công trình.
      -Nắm vững cách khai thác thông tin có liên quan đến lĩnh vực xây dựng qua mạng Internet, thư viện điện tử, sách, báo, tạp chí chuyên ngành…và sử dụng các thông tin đó một cách hiệu quả.
      -Kỹ năng phối hợp giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế và nhà thầu để hoàn thành công trình một cách hiệu quả.
      -Tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại và thách thức.
      Kỹ năng mềm
      - Có tư duy và làm việc độc lâp̣;
      - Kỹ năng làm việc theo nhóm: hình thành và lãnh đạo nhóm; tạo động lực làm việc và phát triển nhóm; có khả năng làm việc với các nhóm khác nhau;
      - Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt;
      - Có kỹ lập kế hoạch để nâng cao hiệu quả công việc
      - Có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
      - Có khả năng hòa nhập và thích ứng với môi trường nghề nghiệp.
2.3. Thái độ
      - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm;
      - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
      - Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, cư xử đúng mực với cấp trên; nhiệt tình, ham học hỏi, năng động, sáng tạo và có tinh thần tập thể nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, có thái độ ứng xử đúng mực với khách hàng;
      - Có tinh thần yêu khoa học, khách quan, trung thực, chính xác;
      - Có ý thức việc học tập suốt đời.
2.4.Vị trí làm việc sau tốt nghiệp.
      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ khả năng tham gia vào các công việc liên quan đến ngành xây dựng như: Vị trí Tư vấn thiết kế, giám sát, thi công các công trình xây dựng, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo nghề xây dựng...
 

Văn Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây